logo
Nâng mũi có được ăn măng không? Nên ăn thực phẩm gì sau nâng mũi
Tác giảHồng Nguyễn CTV

Măng là thực phẩm có chứa giá trị dinh dưỡng và giàu chất xơ, tốt cho sức khỏe. Vậy nâng mũi có được ăn măng không? Sau nâng mũi nên ăn gì để cơ thể nhanh phục hồi? Bác sĩ Dr Hoàng Tuấn giải đáp thắc mắc này giúp bạn có được câu trả lời chính xác.

Nâng mũi có được ăn măng không?

Hương vị măng thơm ngon khiến nhiều người yêu thích và lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày của gia đình. Với hàm lượng chất xơ, mange, kaki, … giúp tăng cường hệ miễn dịch, khả năng chống oxy hóa và hỗ trợ tiêu hóa. 

Tuy nhiên, thực phẩm này còn tiềm ẩn nhiều đặc tính nguy hiểm như ngộ độc, dị ứng. Bởi vậy, sau nâng mũi bạn nên ăn măng để quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng hơn.

Nâng mũi có được ăn măng không, dưới đây là giải thích lý do không nên ăn măng sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi:

Gây nổi mẩn đỏ: Do măng có tính nóng nên nêu ăn nhiều măng sau phẫu thuật có thể gây ngứa ngáy, mẩn đỏ hoặc nóng trong người. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

Tăng nguy cơ chảy máu: Trong măng có chứa nhiều vitamin K, nếu tiêu thụ nhiều măng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, vết thương lâu lành hơn.

Khó tiêu hóa: Đây là thực phẩm khó tiêu hóa, khi ăn nhiều có thể gây đau bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt đối với những ai đang trong giai đoạn phục hồi.

Bên cạnh đó, khi ăn các món măng như măng xào, măng muối, măng hầm… khiến cơ thể bị đầy hơi, khó tiêu, sức đề kháng giảm đi và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau nâng mũi. Do vậy, để đảm bảo an toàn, bạn không nên ăn măng sau khi nâng mũi.

nâng mũi có được ăn măng không

Vậy cần kiêng măng bao lâu sau nâng mũi?

Không chỉ quan tâm “nâng mũi có được ăn măng không” mà thời gian cần kiêng ăn loại thực phẩm này cũng là băn khoăn của nhiều người. Tùy thuộc vào tốc độ lành thương của mỗi người mà cần kiêng ăn măng. 

Mặc dù ăn măng không gây biến chứng, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên kiêng ăn măng trong khoảng 1 tháng. Đây là khoảng thời gian vết thương cần ổn định, form mũi dần vào dáng nên việc kiểm soát ăn uống là rất quan trọng.

Xem thêm: Nâng mũi ăn trứng được không? Sau nâng mũi nên ăn gì?

nâng mũi có được ăn măng không

Những thực phẩm nên kiêng sau phẫu thuật nâng mũi

Ngoài măng thì nên kiêng những thực phẩm gì? Dưới đây là danh sách một số thực phẩm nên hạn chế sau khi nâng mũi được bác sĩ Dr Hoàng Tuấn khuyến cáo:

Rau muống: Loại rau này kích thích sản sinh collagen quá nhiều dẫn đến nguy cơ hình thành sẹo lồi sau phẫu thuật.

Thịt gia cầm: Các loại thịt gia cầm như thịt gà, vịt, ngan… dễ gây kích ứng, ngứa ngáy hoặc viêm nhiễm, mưng mủ kéo dài trong thời gian phục hồi vết thương.

Thịt bò, thịt dê: Các loại thịt dê, thịt bò có chứa nhiều đạm, làm tăng hắc sắc tố trên da, dẫn đến tạo sẹo thâm và gây mất thẩm mỹ.

Các loại hải sản: Hải sản có tính tanh, tiêu thụ hải sản quá nhiều gây dị ứng, mẩn đỏ, khiến vết thương ngứa ngáy, dễ bị sẹo xấu.

Đồ nếp: Thực phẩm này có tính nóng, ăn nhiều sẽ gây nhiệt trong người khiến vết thương hở dễ mưng mủ, viêm nhiễm và biến chứng.

Các loại gia vị cay nóng: Một số loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, mù tạt… khiến mũi bị hắt hơi, ảnh hưởng đến dáng mũi. Cũng như gây nóng trong, khiến vết  thương bị viêm nhiễm.

Thực phẩm cứng, dai: Các loại thực phẩm này sẽ khiến cơ hàm hoạt động nhiều, ảnh hưởng đến dáng mũi sau nâng. Một số trường hợp có thể gây tăng nguy cơ chảy máu, mũi bị cong vẹo, lệch.

Các chất kích thích: Bia rượu, thuốc lá, cà phê… làm giảm tác dụng của thuốc, giảm đề kháng, khiến vết thương lâu lành.

Xem thêm: Nâng mũi có được uống bia không? Dr Hoàng Tuấn giải đáp

nâng mũi có được ăn măng không

Vậy nên ăn gì sau phẫu thuật nâng mũi?

Sau nâng mũi bạn nên có chế độ ăn uống khoa học dinh dưỡng để vết thương mau lành, giảm sưng tấy, giúp dáng mũi dần ổn định hơn. Hãy ưu tiên bổ sung những thực phẩm lành tính, giúp tái tạo mô mềm, cụ thể như sau:

Thực phẩm mềm và dễ nuốt: Bạn nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa, mềm như súp rau củ, cháo, canh hầm xương,… trong thời gian phục hồi vết thương. Đây là những món ăn tránh tác động cơ mặt do phải nhai mạnh, hạn chế áp lực lên vùng mũi.

Thực phẩm giàu đạm: Chất đạm có trong một số thực phẩm như đậu hũ, thịt trắng cần thiết cho quá trình hồi phục mô. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên bổ sung nguồn đạm từ các loại thực phẩm như: thịt heo, cá, đậu xanh,…

Thực phẩm giàu vitamin A, C, E: Một số trái cây như am, quýt, bưởi, đu đủ,… các loại rau như bí đỏ, cải bó xôi, rau ngót, cà rốt, khoai lang, súp lơ,… giúp tái tạo mô, hỗ trợ vết thương nhanh lành, tăng sức đề kháng và giảm nhiễm trùng.

Bổ sung khoáng chất và uống nhiều nước: Duy trì tối thiểu 2 lít nước lọc mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và hỗ trợ tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm một số loại nước uống giàu chất chống oxy hóa như nước cam, nước dừa hoặc sữa đậu nành.

nâng mũi có được ăn măng không

Với những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng giúp bạn giải đáp thắc mắc nâng mũi có được ăn măng không? Nếu bạn cần được tư vấn trực tiếp về thẩm mỹ nâng mũi và chế độ chăm sóc sau phẫu thuật, hãy liên hệ ngay đến Dr Hoàng Tuấn để được bác sĩ giải đáp miễn phí.

Thông tin liên hệ

Dr Hoàng Tuấn - Hệ sinh thái thẩm mỹ, sức khoẻ uy tín tại Việt Nam

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận