Ưu điểm khi cắt toàn hàm
-
Khắc phục hiệu quả tình trạng hô, móm lấy lại vẻ đẹp và tự tin.
-
Quy trình phẫu thuật an toàn, nhanh chóng.
-
Không để lại sẹo trên gương mặt.
-
Phẫu thuật nhẹ nhàng, duy trì kết quả lâu dài.
-
Thời gian hồi phục nhanh chóng.
Những ai nên cắt toàn hàm
- Khách bị khớp cắn ngược
- Trường hợp bị móm, hô
Phương pháp cắt toàn hàm
Bác sĩ cắt chỉnh xương hàm dưới để đưa răng hàm dưới lui về phía sau cho cân đối với hàm trên hoặc đồng thời cắt chỉnh cả 2 hàm trên dưới (trong trường hợp hàm trên bị lui vào sâu quá so với mặt phẳng khuôn mặt), chỉnh khớp cắn cho hai hàm cân đối với khuôn mặt, cải thiện tình trạng khớp cắn lệch, cho chức năng ăn nhai và phát âm tốt hơn.
Có thể kết hợp chỉnh khớp cắn ngược (chỉnh hàm móm) với trượt cằm (trong trường hợp cằm quá dài) để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
Chi phí cắt toàn hàm
Chi phí cắt toàn hòm: 80tr
Bảo hành: 1 năm
Quy trình phẫu thuật cắt toàn hàm
Thẩm mỹ an toàn luôn là tiêu chí luôn được Dr Hoàng Tuấn đặt lên hàng đầu trong mỗi ca phẫu thuật thẩm mỹ.
Một quy trình cắt toàn hàm an toàn cần đạt quy chuẩn từ khâu thăm khám, tư vấn, thực hiện, cho đến chăm sóc hậu phẫu…
Toàn bộ khách hàng đến với Dr Hoàng Tuấn không chỉ được trải nghiệm những công nghệ tối tân, đồng hành cùng đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm mà còn được hưởng chất lượng dịch vụ tốt nhất với quy trình cắt toàn hàm đúng chuẩn Bộ Y tế.
Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang
Bước đầu gặp gỡ bác sĩ khách hàng sẽ được tư vấn, thăm khám về tình trạng xương hàm, khai thác tiền sử bệnh lý để có thể đưa ra phương pháp phù hợp nhất. Ngoài ra khách hàng còn được chụp X-quang để có thể phân tích chi tiết về cấu trúc xương hàm.
Bước 2: Kiểm tra sức khoẻ
-
Trước khi tiến hành phẫu thuật, khách hàng cần phải kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật.
-
Khách hàng sẽ được triển khai theo gói khám bao gồm:
-
Xét nghiệm máu đánh giá thành phần, số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu;
-
Xét nghiệm đông máu cơ bản;
-
Xét nghiệm HIV, viêm gan B, viêm gan C, test thai...
-
Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh lý, dị ứng thuốc, thuốc đang sử dụng,... để đánh giá nguy cơ biến chứng.
Khi các chỉ số này này đạt yêu cầu mới được tiến hành phẫu thuật cắt toàn hàm.
Bước 3: Thiết kế đường mổ
Bước thiết kế đường mổ dựa trên hình ảnh X-quang là một trong những bước rất quan trọng để có thể xác định chính xác đường cắt xương hàm.
Bước 4: Gây mê
-
Khách hàng sẽ được gây mê toàn thân để đảm bảo không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật.
-
Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bạn trong suốt quá trình gây mê.
Bước 5: Tiến hành phẫu thuật
-
Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở vị trí xương hàm cần cắt và bóc tách.
-
Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng công cụ chuyên dụng để cắt xương hàm, tùy thuộc vào tình trạng của khách hàng.
Bước 6: Cắt chỉnh xương hàm, nẹp vít cố định
-
Sau khi cắt bỏ một phần xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉnh xương hàm sao cho khớp cắn chuẩn xác.
-
Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng nẹp vít để cố định xương hàm.
Bước 7: Đóng vết mổ
-
Bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ bằng chỉ khâu thẩm mỹ.
-
Sau khi phẫu thuật đã hoàn tất, để đảm bảo kết quả tốt nhất bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại một lần nữa xem xương hàm đã cân đối với gương mặt chưa, nếu đã đảm bảo rồi khách hàng sẽ được chuyển đến phòng hồi sức.
Quy trình chăm sóc sau phẫu thuật
-
Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
-
Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý và dung dịch betadine hàng ngày, không cắn bằng khối răng cửa trong 3 tuần đầu, ăn đồ mềm bằng răng hàm.
-
Hạn chế làm việc nặng hay vận động mạnh, hạn chế chơi thể thao trong 1 tháng đầu sau phẫu thuật.
-
Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất gây dị ứng,…
-
Tái khám và cắt chỉ sau 12 – 14 ngày kể từ ngày phẫu thuật.