logo
Giải đáp thắc mắc: Nâng mũi cần kiêng ăn những gì?
Tác giảHồng Nguyễn CTV

Nâng mũi cần kiêng ăn những gì sau khi phẫu thuật thẩm mỹ mũi? Đây là vấn đề được nhiều người tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh biến chứng rủi ro. Bạn nên thực hiện chế độ ăn kiêng trong 1 – 2 tháng đầu sau nâng mũi.

Nâng mũi cần kiêng ăn những gì để vết thương mau lành, đây là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm sau khi nâng mũi. Chế độ ăn uống hàng ngày cần lưu ý gì để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Hãy cùng Dr Hoàng Tuấn tìm hiểu câu trả lời này ngay trong bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống sau khi nâng mũi

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật nâng mũi có vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Một chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học giúp vết thương nhanh hồi phục, giảm bầm tím và sưng tấy, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.

Nâng mũi tác sẽ động đến hình dáng và cấu trúc mũi từ bên trong tạo nên vết thương hở bởi vậy cần phải có thời gian để chữa lành. Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn phải có chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Cơ địa của mỗi người là khác nhau nên thời gian kiêng ăn cũng khác nhau. Nếu người có thể trạng tốt, vết thương sẽ nhanh lành và không để lại sẹo sau khi nâng mũi. Để biết được chính xác thời gian ăn kiêng là bao lâu bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Đối với những người có cơ địa dễ để lại sẹo, thể chất kém thì thời gian kiêng sẽ lâu hơn, ăn uống mới bình thường trở lại. Hãy nhớ rằng việc kiêng kem đúng cách giúp mũi mau lành, không bị biến chứng và có hình dáng đẹp.

Nâng mũi cần kiêng ăn những gì?

Nâng mũi cần kiêng ăn những gì sau khi phẫu thuật thẩm mỹ mũi? Đây là vấn đề được nhiều người tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh biến chứng rủi ro. Bạn nên thực hiện chế độ ăn kiêng trong 1 – 2 tháng đầu sau nâng mũi. Một số lưu ý mà bạn cần kiêng khem sau khi nâng mũi:

Rau muống

Hoạt chất tăng sinh mô sợi dưới da có trong rau muống dễ hình thành sẹo lồi. Thực tế, nhiều người sau khi phẫu thuật ăn rau muống xuất hiện tình trạng đau nhức, viêm vùng vết thương. Do vậy, khách hàng tránh món ăn này cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn.

Rau muống

Thịt bò, thịt gà, trứng

Ăn thịt bò dễ gây nguy cơ hình thành sẹo lồi sau phẫu thuật nâng mũi. Bởi đây là thực phẩm chứa chất làm tăng khả năng gây xáo trộn liên kết mô sợi collagen trong quá trình làm lành vết thương. Bên cạnh đó, ăn thịt bò dễ khiến vùng da xung quanh sạm màu và hình thành sẹo.

Trong thịt gà có tính phong dễ khiến vết mổ bị sưng tấy, viêm, ửng đỏ và ngứa. Sau nâng mũi, ăn thịt gà sẽ làm chậm quá trình hình thành da non, tạo sẹo lồi và nhân xơ. Bạn nên kiêng ăn thịt gà trong khoảng 1 – 2 tháng sau nâng mũi. 

Trứng là thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn trứng sau phẫu thuật nâng mũi khiến vùng da vết thương trắng hơn so với vùng còn lại, gây loang lổ và mất thẩm mỹ.

Hải sản

Nâng mũi cần kiêng ăn những gì? Bác sĩ thẩm mỹ cho biết, hải sản là thực phẩm không tốt cho người có vết thương hở. Bởi đây là thực phẩm có chất gây mủ tại vết mổ, dễ nhiễm trùng, để lại sẹo xấu, sẹo lồi sẽ ảnh hưởng đến kết quả sau nâng mũi. 

nâng mũi cần kiêng ăn những gì

Hải sản

Đồ nếp

Các món ăn được làm từ gạo nếp như bánh tét, bánh chưng, xôi có tính nóng. Bởi vậy khi có vết thương hở thì tránh ăn thức ăn từ gạo nếp bởi có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng.

nâng mũi cần kiêng ăn những gì

Đồ nếp

Các chất kích thích

Sưng nhẹ sau khi nâng mũi là tình trạng mà bạn có thể quan sát qua mắt thường. Sử dụng các chất kích thích như  rượu, bia, cafe, thuốc lá,…sẽ khiến mũi sưng bầm tím hơn. 

Uống rượu, bia làm giãn mạch dễ gây sưng huyết, tạo cảm giác đau. Chất kích thích sẽ làm giảm tác dụng của thuốc giảm sưng viêm, thuốc kháng sinh, giảm lượng bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn. Do vậy, bạn nên kiêng chất kích thích ít nhất 4 – 6 tuần sau khi nâng mũi để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

nâng mũi cần kiêng ăn những gìCác chất kích thích

Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Ăn đồ cay nóng sẽ gây khó chịu, chảy nước mũi, ảnh hưởng đến vết thương và quá trình ổn định dáng mũi. Dung nạp nhiều đồ ăn có chứa nhiều Cholesterol, dầu mỡ làm tăng nguy cơ tích mỡ, gây nóng trong, ảnh hưởng đến vết thương. 

Thực phẩm chứa nhiều muối

Nâng mũi cần kiêng ăn những gì? Vết thương có nguy cơ viêm, sưng và làm chậm thời gian bình phục nếu ăn quá nhiều muối. Do vậy, bạn hãy áp dụng chế độ ăn với lượng muối phù hợp sau phẫu thuật nâng mũi.

Thực phẩm cứng, dai, giòn

Nhiều khách hàng cảm thấy đau nhức vùng mũi và xung quanh mũi sau khi nâng mũi. Bởi vậy, ăn nhai đồ ăn dai, cứng và giòn sẽ tác động đến vùng mũi, tăng nguy cơ đau và sưng tấy.  Vì vậy, khách hàng kiêng ăn thực phẩm cứng, dai, giòn để nhanh bình phục sau khi nâng mũi.

Một số loại trái cây

Rau xanh, trái cây là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại quả không thích hợp khi cơ thể có vết thương hở như dừa, rau má,... có thể gây chảy máu cục bộ từ vết thương hở. Các loại trái cây cứng như ổi, táo,... không được cắn trực tiếp bởi ảnh hưởng đến vùng hàm và khả năng phục hồi và ổn định của hình dáng mũi

Với những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng giúp bạn giải đáp thắc mắc nâng mũi cần kiêng ăn những gì rồi nhé. Hãy kiêng ăn cẩn thận để sở hữu được dáng mũi mà bạn mong muốn.

XEM THÊM: Phẫu thuật nâng mũi có đau không? Bao lâu hồi phục?

 

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận