Các Loại Bớt Sắc Tố Thường Gặp

Dù bị bớt to hay nhỏ cũng đều khiến người sở hữu nó tự ti. Bớt sắc tố là tình trạng rối loạn sắc tố trên da tuy không tác động đến sức khoẻ nhưng ảnh hưởng lớn về thẩm mỹ. Các loại bớt sớt sắc tố thường gặp phải kể đến như: bớt ota, bớt hori,… Cùng bác sĩ tìm hiểu 1 số loại bớt này và cách điều trị nhé!

 

Các loại bớt sắc tố

Các loại bớt giống và khác nhau như thế nào? Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết của từng loại bớt.

 

Bớt ota

Bớt Ota tên khoa học là Ota’s Nevus. Là bớt sắc tố trung bì lành tính, hay gặp ở nữ giới. Đặc trưng của bệnh là tình trạng tăng sắc tố màu xanh xám (bluish-grey) dọc theo 2 nhánh đường đi của dây thần kinh số V, gồm V1 & V2 . Các yếu tố hình thành liên quan như : Hormon giới tính, sang chấn, tia cực tím,..

Bớt ota Là bớt sắc tố trung bì lành tính, hay gặp ở nữ giới
Bớt ota Là bớt sắc tố trung bì lành tính, hay gặp ở nữ giới.

Nhận biết

  • Bớt Ota xuất hiện bẩm sinh từ lúc mới sinh, tổn thương là các dát màu xám đen hoặc xanh đen phân bố theo nhánh chi phối thần kinh của V1, V2 như : vùng trán, thái dương, má, quanh ổ mắt.
  • Phần lớn các trường hợp bớt Ota ở 1 bên của cơ thể ( 90%), tỉ lệ nhỏ ở cả 2 bên (5-10%)

Nguyên nhân

Chưa rõ nguyên nhân của bớt Ota. Theo một số tác giả, bệnh được cho là biến đổi bẩm sinh của tế bào sắc tố ở trung bì nông gây nên. Tuy nhiên, có một số khía cạnh liên quan đến bớt Ota:

  • Chủng tộc: bớt Ota thường gặp ở người châu Á với tỷ lệ 0,3-0,6%, Nhật Bản gặp với tỷ lệ cao hơn (khoảng 1,1% dân số), những chủng tộc khác có tỷ lệ mắc bệnh cao là người Phi và Anh-Điêng. Bớt Ota ít gặp ở người da trắng (Canada 0,014%).
  • Giới: Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ nam/nữ là 1:4,8. Mặc dù các trường hợp bớt Ota có tính chất gia đình đã được báo cáo, nhưng bớt Ota không được coi là bệnh có tính chất di truyền.

Bớt sùi thượng bì

Bớt thượng bì (epidermal nevus) có tên gọi khác là bớt sùi (nevus verrucosus), gây ra do sự phát triển quá mức của thượng bì.

Bớt thượng bì có tên gọi khác là bớt sùi (nevus verrucosus), gây ra do sự phát triển quá mức của thượng bì.
Bớt thượng bì gây ra do sự phát triển quá mức của thượng bì.

Nhận biết

  • Là tổn thương dạng dát hoặc mảng, ranh giới rõ, màu da hoặc màu nâu, bề mặt phẳng hoặc sần sùi.Đa số các trường hợp không có triệu chứng cơ năng, hay gặp là một thương tổn thành dải.
  • Vị trí hay gặp là ở thân mình các chi, cổ. Ít khi gặp ở mặt hay da đầu,kích thước đa dạng. Bớt sùi thượng bì lành tính, không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ, làm cho người bệnh mất tự tin và muốn điều trị sớm, triệt để.

Nguyên nhân

  • Căn nguyên gây bệnh hiện nay chưa rõ ràng.
  • Có thể liên quan tới đột biến gen và virus gây u nhú ở người HPV.

Bớt Hori 

Bớt Hori còn là những đốm nâu riêng biệt xuất hiện ở vùng hai gò má, sống mũi, cánh mũi. Nó thường gặp ở người châu Á, là tình trạng mắc phải thường xuất hiện sau 20 tuổi, xuất hiện ở cả 2 bên mặt và không ảnh hưởng niêm mạc. Rất nhiều người nhầm lẫn bớt Hori với Nám. 

Bớt Hori Là những đốm nâu riêng biệt xuất hiện ở vùng hai gò má, sống mũi, cánh mũi.
Bớt Hori là những đốm nâu riêng biệt xuất hiện ở vùng hai gò má, sống mũi, cánh mũi.

Nhận biết

  • Nevus Hori được đặc trưng bởi các dát tăng sắc tố màu xanh- nâu- đen xuất hiện gần như đối xứng trên các vùng má, vùng mũi và hai bên trán ở phụ nữ trung niên và xuất hiện sau tuổi dậy thì.
  • Nevus Hori cũng có thể xảy ra đồng thời với các bệnh ngoài da khác như nám, tàn nhang, đốm nâu và Nevus Ota…, thường bị chẩn đoán nhầm với tình trạng nám (melasma).
  • Hình ảnh mô học cho thấy có sự xuất hiện của các tế bào hắc tố (melanocytes) đang hoạt động tổng hợp melanin ở phần nhú và phần giữa của lớp bì (trong da bình thường melanocytes chỉ có mặt ở lớp thượng bì và nang lông).

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bớt Hori chưa rõ ràng. Tuy nhiên có ba cơ chế được ghi nhận:

  • Sự di chuyển bất thường của các hắc tố bào ở thượng bì trong quá trình phôi thai, khiến chúng rơi khỏi lớp màng đáy và nằm lạc chỗ ở lớp bì.
  • Sự di chuyển bất thường của các hắc tố bào ở hành nang lông.
  •  Sự tái hoạt hóa muộn của các hắc tố bào ở lớp bì được khởi phát bởi nhiều yếu tố.
  • Yếu tố khởi phát bao gồm: mang thai, hóc môn, ánh nắng mặt trời, căng thẳng, chấn thương…

 

Cách điều trị bớt

Những vết bớt sẽ không thể khỏi nếu như không điều trị. Trước đây, các phương pháp: lột da bằng acid, ghép da, đốt bằng laser CO2… được coi là “cứu cánh” duy nhất cho những ai bị chàm bớt, mặc dù các phương pháp này đều có nguy cơ để lại sẹo xấu vĩnh viễn trong khi hiệu quả đạt được không cao.

Trường hợp chị Vui đến từ Nam Định, từ bé đã có một vết bớt ota bên má trái. Do nóng vội và không tìm hiểu kĩ, chị đã đến điều trị vết bớt tại một spa . Chị được tư vấn lấy đi một lớp da mỏng ở phần thượng bì nhằm điều trị khỏi bớt. Nhưng tình trạng bớt không hết mà còn khiến da bị tổn thương, để lại sẹo lồi.

Vậy các loại bớt sắc tố thường gặp này sẽ điều trị như thế nào? Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ việc điều trị bớt trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là công nghệ laser PicoSure và PicoWay, đã được FDA – Hoa Kỳ chứng nhận tính an toàn và hiệu quả, mang đến cho bệnh nhân phương pháp điều trị hiệu quả với số lần điều trị giảm 1/2 so với trước đây, ít khó chịu hơn và không cần thời gian nghỉ dưỡng.

 

Kết quả khách hàng đã điều trị bớt sắc tố tại Dr Hoàng Tuấn

 

 

Inbox tư vấn trực tiếp bởi Dr Hoàng Tuấn tại:

DR HOÀNG TUẤN

🚩 Cơ sở Hà Nội: Ngõ 487 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

🚩 Cơ sở Hạ Long: Phú Gia 1-10, Khu đô thị Vinhomes Dragon Bay (Bến Đoan), Hạ Long, Quảng Ninh

☎ Hotline: 0932 888 606 – 1900 6030 – 0971 888 606 – 0917 868 606

Facebook: Dr Hoàng Tuấn 2020

Youtube: Dr Hoàng Tuấn